Cảnh đẹp Bản làng Hơ'Mong Cat Cat Sa Pa Việt Nam–Du Lịch Văn Hóa Việt

Phong cảnh



LK Dân Ca 3 miền-Nhạc Xuân Tiên
Thương quá Việt Nam-Nhạc Phạm Thế Mỹ
LK Xây nhà bên suối&Túp lều lý tưởng-nhạc Lam Phương
Tiếng hát Hạt Sương Long Lanh
—–Bản Cát Cát,nơi lưu giữ cái hồn văn hóa người H’mông—–
Bản Cát Cát cách thị trấn Sapa chừng 2km,bản Cát Cát thu mình dưới chân dãy núi Hòa Liên Sơn trong một thung lúc ba bề là núi.Bản Cát Cát là một bản làng của người H’mông,nơi đây vẫn còn lưu giữ khá nhiều những néy văn hóa đặc sắc đặc trưng của dân tộc Mông ở vùng núi này và cũng là điểm du lịch thu hút khách du lịch muốn tìm hiểu về phong tục,tập quán và con người nơi đây.Ðường xuống bản Cát Cát là độc đạo, hết đoạn đường dốc được trải thảm bê-tông thì đến những bậc thang lát đá.Đến với bản Cát Cát,ấn tượng đầu tiên của du khách là những nếp nhà lúp xúp nằm kề sát nhau.Tên của bản được đặt theo tên của thác nước tuyệt đẹp ở bản có tên là Catscat. Trước kia,người dân bản Cát Cát sinh sông chủ yếu dựa vào nghề nông canh tác trên những thưở ruộng bậc thang.Ngày nay,do sự phát triển du lịch của vùng đất Sapa nên nơi đây được biến thành một khu du lịch.Điểm thu hút khách du lịch của bản Cát Cát chính là việc nơi đây vẫn giữ được rất nhiều nét văn hóa đặc trưng của người Mông.Kiến trúc nhà ở đây mang nét đặc trưng của người Mông.Nhà của người Mông gồm nhà ba gian lợp ván gỗ pơ mu, các cột nhà đều được kê trên phiến đá tròn hoặc vuông, vách được lợp bằng gỗ xẻ, có 3 cửa ra vào, cửa chính ở gian giữa, 2 cửa phụ ở hai đầu nhà. Cửa chính luôn được đóng kín, chỉ mở khi có việc lớn như đám cưới, tang ma, cúng ma vào dịp lễ Tết. Trong nhà có không gian thờ, sàn gác lương thực dự trữ, nơi ngủ, bếp và nơi tiếp khách.Trang phục của người Mông nơi đây là những trang phcuj truyền thống đặc trưng.Với phụ nữ, khăn là tấm vải chàm hình chữ nhật quấn quanh đầu, áo mặc bên trong là màu chàm, xẻ ngực, áo khoác ngoài có thân dài, cổ áo thêu hoa văn theo mô-típ họa tiết cổ. Thắt lưng được làm bằng vải có tua ở hai đầu, giữa thêu các họa tiết. Quần lửng qua đầu gối, bắp chân quấn xà cạp màu chàm.Ðàn ông người Mông phần lớn vẫn đội chiếc mũ làm bằng vải lanh, gồm tám miếng vải khâu ghép, mặc áo trong xẻ nách ngắn, áo khoác ngoài dài. Cổ áo thêu hoa văn móc câu kiểu hoa văn đơn; quần chàm màu đen, ống rộng. Tuy nhiên, do sự phát triển của đời sống, rồi tiếp xúc, trao đổi, học hỏi… một số phụ nữ người Mông đã có kiểu kết hợp trang phục nửa truyền thống, nửa hiện đại với áo phông, quần ống rộng, hoặc váy xòe, đầu đội khăn Mông… Một phong tục riêng có của nơi đây mà du khách sẽ tấy rất thú vị,đó là túc kéo vợ.Khi người con trai quen biết và đem lòng yêu một cô gái, anh ta sẽ tổ chức làm cỗ mời bạn bè và nhờ các bạn lập kế hoạch “kéo” cô gái về nhà một cách bất ngờ, giữ cô trong ba ngày. Sau đó, nếu cô gái đồng ý làm vợ thì chàng trai sẽ tiến hành lễ cưới chính thức. Còn không thì họ cùng nhau uống bát rượu kết bạn và mọi việc trở lại bình thường như chưa có điều gì xảy ra.
Bên cạnh những phong tục văn hóa thú vị thì bản Cát Cát còn là một làng nghề truyền thống với những nghề thủ công tinh xảo như trồng bông,dệt vải hay chế tác đồ đồng bạc đồ đồng.Những sản phẩm thủ công nơi đây được đánh giá khá cao về độ tinh xảo.

Nguồn: https://welovedesignaward.com/

Xem thêm bài viết khác: https://welovedesignaward.com/category/phong-canh/

4 thoughts on “Cảnh đẹp Bản làng Hơ'Mong Cat Cat Sa Pa Việt Nam–Du Lịch Văn Hóa Việt

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *